Kim chi là một món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Hàn Quốc. Được làm từ rau củ ngâm muối, chủ yếu là cải thảo kết hợp với các loại gia vị khác. Tạo nên hương vị cay nồng, chua nhẹ và có độ giòn nhất định. Nhờ có quá trình lên men tự nhiên, kim chi không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Cung cấp nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng như probiotics, vitamin,… Hỗ trợ hệ tiêu hóa, và ngăn ngừa bệnh.
Bên cạnh đó, kim chi còn là biểu tượng văn hóa của đất nước Hàn Quốc. Đóng vai trò quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày và dịp lễ tết. Cùng TFOCUS tìm hiểu xem kim chi đặc biệt như thế nào đối với văn hóa nói chung và người dân Hàn Quốc nói riêng nhé.
>> Xem thêm: Quốc hoa Hàn Quốc
MỤC LỤC
Toggle
1. KIM CHI LÀ GÌ?
Kim chi (김치) là một món ăn truyền thống của người Hàn Quốc. Thường được làm từ rau củ muối, trộn với các loại gia vị như tỏi, ớt, gừng và để lên men. Quá trình lên men tạo ra hương vị cay nồng và chua nhẹ. Đây là món ăn phụ (banchan) không thể thiếu trong các bữa ăn của người Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, kim chi còn rất tốt cho sức khỏe. Quá trình lên men tạo ra các probiotic, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Tùy theo từng vùng miền và sở thích của mỗi người sẽ làm ra những loại kim chi khác nhau. Có thể kể đến như kim chi củ cải, kim chi hành lá, kim chi dưa leo,…
Ngoài ra, kim chi còn là biểu tượng văn hóa của đất nước Hàn Quốc. Thể hiện sự sáng tạo và tinh tế trong ẩm thực của người dân Hàn Quốc. Theo Bảo tàng về kim chi ở Seoul, tính đến nay có khoảng hơn 187 loại kim chi.
2. NGUỒN GỐC CỦA KIM CHI
Theo các nghiên cứu, kim chi được con người làm ra từ hơn 4000 năm trước. Khi những tổ tiên của người Hàn Quốc bắt đầu biết đến nông nghiệp. Họ đã gặp một vấn đề lớn về thời tiết, vì mùa đông ở Hàn Quốc cực kì lạnh. Nên là việc dự trữ thực phẩm cho mùa đông rất quan trọng. Người dân đã nghĩ ra cách ngâm bắp cải vào nước muối. Để bảo quản rau sau mỗi mùa thu hoạch. Cách làm này dần trở nên phổ biến khắp Trung Quốc, Mông Cổ và Triều Tiên. Tuy nhiên, người dân Triều Tiên đã nâng cao quá trình xử lý bắp cải lên một tầng cao mới. Thông qua nhiều sự cải tiến đã tạo nên món kim chi ngày nay.
Các thực phẩm muối rau đơn giản bắt nguồn từ thời Tam Quốc cổ đại. Trong “Tư liệu bản thảo Jeong Chang” có ghi chép về Susubolijeo (須 須 保 里 菹). Một loại thực phẩm tương tự như kim chi hiện nay. Từ xưa, kim chi được viết bằng tiếng Hán là “chimchae” (침채) – trầm thái. Rau ngâm trong nước muối và là món ăn được bảo quản lâu dài. “Dongchim” (동침) – đông trầm, là rau củ được ngâm trong mùa đông. Vào thế kỷ 16, “chimchae” được biểu thị bằng tiếng Hàn là “dimchi” (딤치). Vào thế kỷ 17, được gọi là “jimchi” (짐치). Sau đó, được gọi là “kimchae” (김치) và được đổi thành “kimchi” (김치) vào thế kỷ 19.
3. THÀNH PHẦN VÀ NGUYÊN LIỆU CHÍNH CỦA KIM CHI
3.1 Các loại rau củ chính
Tùy theo từng vùng miền và sở thích của mỗi người dân Hàn Quốc, mà kim chi được làm từ nhiều loại rau củ khác nhau. Thông thường, cải thảo là nguyên liệu chính và phổ biến nhất Hàn Quốc. Vì cải thảo mang đến vị giòn, chua ngọt tự nhiên, tạo nên hương vị đặc trưng. Ngoài cải thảo còn có củ cải, dưa leo, day khoai lang, hành lá,…. Là những lựa chọn khác cũng thường được sử dụng, tạo nên nhiều món kim chi phong phú. Có thể kết hợp thêm với cà rốt để tăng hương vị tươi mát và màu sắc cho món kim chi.
3.2 Gia vị
Để có thể tạo nên món kim chi độc đáo. Không thể không kể đến những gia vị chính thường được sử dụng giúp tăng hương vị của món kim chi. Trong đó, ớt bột là gia vị chủ đạo, mang đến vị cay và tạo nên màu đỏ đặc trưng cho món kim chi. Gia vị muối không chỉ dùng đế ướp rau củ mà còn giúp kim chi có độ giòn và tạo nên vị mặn. Tỏi và gừng là hai nguyên liệu thường được thêm vào. Giúp kim chi có độ thơm và tăng thêm sự hấp dẫn.
4. CÁC LOẠI KIM CHI PHỔ BIẾN Ở HÀN QUỐC
4.1 Kim chi cải thảo (Baechu Kimchi)
Kim chi cải thảo là loại kim chi phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Loại này được làm từ cải thảo muối, bột ớt, nước mắm, tỏi,…. Sau đó, sẽ để lên men hỗn hợp này. Món kim chi này cũng có một số thay đổi theo từng vùng miền. Ở miền Nam vị mặn và cay hơn, đậm màu và có nhiều nước.
4.2 Kim chi củ cải (Kkakdugi)
Kim chi của cải được yêu thích bởi hương vị giòn tan, cay nồng chua thanh. Nguyên liệu chính là củ cải, gia vị cũng tương tự như kim chi cải thảo. Ở Hàn Quốc, của cải được trồng quanh năm nhưng vào mùa đông củ cải lại ngọt và ngon nhất.
4.3 Kim chi dưa leo (Oi Sobagi)
Đây là loại kim chi phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa hè. Bởi vì hương vị của kim chi rất thanh mát, phù hợp với những món ăn giải nhiệt. Với đặc điểm giòn và nước cốt tươi mát, kim chi dưa leo được làm bằng cách lên men dưa leo với các loại quả dễ chua.
4.4 Kim chi hành lá (파김치)
Kim chi hành lá là loại kim chi được làm từ hành lá. Pa trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là hành. Loại hành lá non với phần thân trắng lớn. Có 2 loại hành có thể sử dụng là: Jokpa – loại hành có lá to và mỏng, Silpa – hành lá nhỏ của Việt Nam.
4.5 Kim chi dây khoai lang (고구마줄기김치)
Đây là loại kim chi khá đặc biệt. Bởi được làm từ cọng khoai lang (phần nối với lá khoai lang). Hơi khác so với cách người Việt Nam chúng ta hay ăn là ngọn hoặc thân của cây khoai lang. Ngoài ra, khoai lang rất khó phát triển trong thời tiết giá lạnh của mùa đông Hàn Quốc. Do đó, đa phần loại kim chi này được dùng chủ yếu vào mùa hè.
>> Xem thêm: 12 món ăn phụ (banchan) phổ biến ở Hàn Quốc
5. Những lợi ích của kim chi Hàn Quốc
Dựa trên thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng của kim chi. Cũng như kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học. Kim chi Hàn Quốc được tờ tại chí Mỹ – Health Magazine xếp vào danh sách. “Một trong năm món thực phẩm” có lợi cho sức khỏe nhất thế thế giới.
Giàu probiotics: giúp chống viêm, ngăn ngừa và điều trị nhiều loại ung thư, cảm cúm, táo bón. Đồng thời, cải thiện tình trạng da và đường tiêu hóa.
Lợi khuẩn Lactobacillus: giúp ngăng ngừa nhiễm trùng nấm men trong âm đạo
Vitamin và khoáng chất: giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân do có hàm lượng calo thấp. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra kim chi có khả năng giảm chỉ số khối BMI của cơ thể.
6. Kim chi trong văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc
6.1 Kim chi trong bữa ăn hằng ngày của người Hàn Quốc
Trong đời sống hàng ngày, kim chi thường được ăn cùng với cơm trắng, thịt nướng và các món hầm. Thói quen ăn kim chi đã ăn sâu vào trong tâm thức của người dân Hàn Quốc. Từ bữa cơm giản dị cho đến những món ăn cầu kỳ hơn. Sự hiện diện của kim chi không chỉ làm phong phú thêm hương vị mà còn giúp cân bằng dinh dưỡng. Vị cay nồng của kim chi kích thích sự thèm ăn, khiến cho các món ăn khác trở nên hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, người dân Hàn Quốc thường dành thời gian để làm kim chi tại nhà. Không chỉ để tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo chất lượng hơn. Mỗi lần người dân Hàn Quốc làm kim chi cũng là dịp để gia đình quây quần, trò chuyện. Tạo nên những kỷ niệm đẹp đáng nhớ với gia đình.
6.2 Kim chi trong các dịp đặc biệt ở Hàn Quốc
Trong văn hóa Hàn Quốc, kim chi được coi là biểu tượng của sự gắn kết và truyền thống. Một trong những hoạt động nổi bật nhất là kimjang, thường diễn ra vào mùa thu. Đây là dịp mà các người dân Hàn Quốc cùng nhau làm kim chi, chuẩn bị cho mùa đông. Ngoài kimjang, kim chi cũng thường xuất hiện trong các dịp lễ truyền thống như Tết Seolla, lễ Chuseok,…. Trong những ngày lễ này, người Hàn Quốc thường bày kim chi lên bàn cúng tổ tiên. Để thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng đối với cội nguồn. Bên cạnh đó, kim chi còn làm tăng hương vị cho các món ăn khác. Góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho bữa tiệc.
=> Xem thêm bài viết về Lịch đỏ Hàn Quốc
KẾT LUẬN
Như vậy, kim chi không chỉ là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc mà còn mang đậm bản sắc của dân tộc. Xuất hiện trong hầu hết tất cả bữa ăn của người dân Hàn Quốc. Dù là ăn cơm, ăn mì hay các món khác đều sẽ có một đĩa chi. Hy vọng thông qua bài viết trên của TFOCUS giúp bạn hiểu hơn về món kim chi. Một món ăn tạo nên nét riêng biệt của “xứ sở kim chi” nhé!