HANBOK – Trang phục truyền thống của Hàn Quốc

Mỗi một quốc gia đều sẽ có một bộ trang phục truyền thống riêng biệt. Nếu đặc trưng của Việt Nam là Áo Dài thì ở Hàn Quốc không thể không nhắc đến Hanbok. Hanbok không chỉ là điểm nhấn văn hóa lịch sử mà còn mang sự duyên dáng, tinh tế Á Đông. Mỗi đường nét, màu sắc của trang phục Hanbok đều chứa đựng câu chuyện lịch sử.

Trang phục này đại diện cho nền văn hóa và linh hồn của đất nước Hàn Quốc. Vậy hôm nay hãy cùng TFOCUS tìm hiểu về Hanbok – trang phục truyền thống của xứ sở kim chi nhé!

⇒ Xem thêm: Khám phá sắc màu lễ hội Hàn Quốc 

 

Hanbok
Hanbok

 

1. HANBOK LÀ GÌ ?

Nghĩa của từ Hanbok (한복) bao gồm “Han” có nghĩa là “Hàn” và “bok” nghĩa là “trang phục”. Hanbok là trang phục truyền thống của người dân Hàn Quốc và Triều Tiên. Hanbok cũng là di sản văn hóa quốc gia được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng như chiếc Áo dài của Việt Nam, sườn xám của Trung Quốc hay Kimono Nhật Bản…Hanbok tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc. Thể hiện nét đẹp văn hóa và là biểu tượng của đất nước này. 

Hanbok có thể được phân loại thành trang phục nghi lễ và trang phục hàng ngày. Mỗi loại có thể được phân loại thêm theo giới tính, độ tuổi và mùa. Mỗi một bộ Hanbok đều được cấu tạo rất đẹp mắt. Áo khoác hờ một bên khiến phần thân trên trông rất nhỏ. Trong khi chiếc váy quần quanh eo khiến phần thân dưới trông đầy đặn, tạo sự cân đối hấp dẫn. Đường cắt và xếp nếp của trang phục không chỉ tôn lên vóc dáng của phụ nữ Hàn Quốc. Mà còn tôn dáng và phù hợp với hầu hết các loại cơ thể khác.

 

Hanbok

 

2. NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA HANBOK

2.1. Nguồn gốc

Hanbok xuất hiện từ những năm trước Công nguyên tại khu mộ của người Hung Nô (Mông Cổ). Những năm 57 trước Công nguyên, quý tộc và quan chức mặc áo choàng Gwanbok may từ lụa Trung Quốc. Còn phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân thì mặc áo khoác dài ngang hông. Váy phủ kín chân với kiểu dáng và màu sắc đơn giản. Dưới thời đại Koryeo, áo Jeogori được may ngắn tới eo. Phía trên có nơ thắt bằng vải dài, tay áo hơi cong. Thời Choson, áo Jeogori ngắn và ôm sát cơ thể hơn kiểu áo thời Koryeo. Đến triều đại vua Joseon, được bổ sung thêm áo Heoritti – một lớp áo lót mỏng mặc bên trong.

 

2.2. Ý nghĩa của Hanbok Hàn Quốc

Ý nghĩa của Hanbok liên quan đến sự gắn liền của đất trời. Người Hàn quan niệm con người được tạo ra bởi sự kết hợp giữa trời – đất, cây – gió, nước – lửa. Từ những yếu tố đó, Hanbok được hình thành trong sự kết hợp tuyệt vời của tự nhiên. Những chất liệu nhuộm màu hoàn toàn từ thiên nhiên như lá, quả và vỏ cây.

Màu sắc Hanbok hài hòa vừa sinh động, lại sâu lắng, đa sắc màu. Màu sắc của Hanbok luôn gắn liền với triết lý âm dương và ngũ hành theo quan niệm phương Đông. Người Hàn Quốc cho rằng phần dưới của bộ trang phục thuộc về tính âm (nữ giới). Còn phần trên thuộc về dương (nam giới). Gam màu được ưa chuộng nhất là xanh da trời, vàng, đỏ, trắng và đen. Tương ứng với năm yếu tố theo thuyết ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu trắng được ưa chuộng nhất bởi nó thể hiện sự chính trực và thuần khiết của người Hàn.

 

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANG PHỤC HANBOK

3.1. Kết cấu và kiểu dáng Hanbok

Hanbok dành cho nữ giới bao gồm Jeogori, váy, Sokchima. Ngoài ra còn có thêm dây thắt lưng Otgoreum. Hanbok dành cho nam giới có vẻ đơn giản hơn với áo Jeogori và quần rộng dài. Tùy từng mùa người Hàn sẽ mặc Hanbok có lót lớp vải bông giữ ấm hoặc áo khoác bên ngoài.

 

Kết cấu Hanbok
Kết cấu Hanbok

 

3.2. Chất liệu

Người Hàn chỉ dùng lụa để may những bộ Hanbok làm lễ phục mặc trong các dịp đặc biệt. Hanbok mặc hằng ngày sẽ được may bằng sợi gai và sợi lanh. Phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc xưa sẽ mặc Hanbok được may từ loại vải cao cấp. Tầng lớp dân thường chỉ được sử dụng vải sợi bông. Áo Jeogori và quần Baji cũng được may từ những loại vải khác nhau. 

Khi bắt đầu có sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Loại vải dùng để may Hanbok ngày càng đa dạng hơn. Tùy theo từng điều kiện thời tiết sẽ sử dụng chất liệu khác nhau giúp người mặc thoải mái. Vải sợi gai, vải xô là lựa chọn cho những ngày hè oi ả. Mùa xuân và mùa thu thì mọi người lại ưa dùng tơ lụa hơn. Để tránh cái lạnh giá của mùa đông, Hanbok thường được may thêm một lớp vải bông giữ ấm.

 

Chất liệu Hanbok
Chất liệu Hanbok

 

3.3. Màu sắc

Vào ngày thường, hầu hết mọi người chỉ mặc hanbok màu trắng. Theo quy định, màu vàng thẫm là màu dành riêng cho hoàng đế. Nhũ vàng và những họa tiết thêu chỉ được sử dụng cho trang phục hoàng gia. Tầng lớp thượng lưu trong xã hội thích mặc những bộ Hanbok có màu sắc sặc sỡ. Người trung niên thường lựa chọn những bộ Hanbok mang sắc thái trang nghiêm. Trẻ em lại mặc những bộ Hanbok có màu sắc tươi sáng như đỏ tươi, hồng, vàng, xanh,…

Người Hàn phối màu dựa theo thuyết âm dương ngũ hành của phương Đông. Gam màu đặc trưng là xanh da trời, vàng, đỏ, trắng và đen. Tương ứng với năm yếu tố là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thông thường màu sắc của áo Jeogori sẽ hợp với màu của Chima hoặc nhạt hơn.

 

Ngũ hành
Ngũ hành

 

3.4. Họa tiết

Những hoa văn, họa tiết được thể hiện trên trang phục Hanbok thường chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc. Do đó bộ quốc phục này còn là phương tiện thể hiện quyền lực, địa vị xã hội. Cũng như những mong muốn của người mặc. Những họa tiết động vật thường rất được người Hàn ưa chuộng. Các họa tiết như rồng, rùa, phượng hoàng,… là biểu hiện cho sự may mắn và những điều tốt lành. Ngoài ra còn có biểu tượng bươm bướm với ý nghĩa trường thọ.

Các họa tiết về thực vật được người Hàn sử dụng khéo léo để truyền tải những ý nghĩa riêng. Hoa cúc là biểu hiện cho sự trường thọ. Hoa lan đại diện cho tình bạn tốt đẹp. Hoa sen với ý nghĩa chỉ sự thanh khiết,…

Những họa tiết về thiên nhiên như núi, nước, tảng đá được sử dụng nhiều. Với ý nghĩa chỉ sự bất biến của cuộc đời. Họa tiết mây tượng trưng cho khát khao của con người về hạnh phúc, hoài bão và sự vĩnh cửu.

 

4. CÁC PHỤ KIỆN ĐI CÙNG KHI MẶC HANBOK 

4.1. Băng trang trí tóc Daenggi

Daenggi là một dải ruy băng dài bằng vải, thêu họa tiết nổi bật. Được sử dụng để cột và trang trí cho mái tóc của người con gái. Tùy vào phong cách thiết kế của từng bộ Hanbok. Và địa vị xã hội của người mang mà ruy băng sẽ mang họa tiết và màu sắc khác nhau.

 

Băng trang trí tóc Daenggi
Băng trang trí tóc Daenggi

 

4.2. Norigae

Là loại phụ kiện được sử dụng từ giới quý tộc cho đến thường dân khi kết hợp với Hanbok. Norigae có hình dạng tua rua được đeo ở thắt lưng váy Chima hoặc ở phía ngoài áo choàng. Tùy vào màu sắc, chất liệu và thiết kế, Norigae cũng sẽ thể hiện địa vị riêng của người mặc.

 

Norigae
Norigae

 

4.3. Cài tóc Dwikkoji

Cài tóc Dwikkoji là một loại phụ kiện phổ biến dưới thời vua Joseon. Được phụ nữ Hàn Quốc gắn vào bím tóc tạo sự nổi bật cho mái tóc. Những chiếc cài tóc có ngoại hình xinh xắn. Màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều loại hanbok khác nhau, từ cổ điển cho tới hiện đại.

 

Cài tóc Dwikkoji
Cài tóc Dwikkoji

 

4.4. Mũ Samo

Nếu bạn là một tín đồ của những bộ phim cổ trang Hàn Quốc. Thì sẽ không còn quá xa lạ với những chiếc mũ Samo. Đây là một loại mũ có nguồn gốc lâu đời của Hàn Quốc. Loại mũ này thường được giới quan chức thời xưa Hàn Quốc đội cùng khi mặc áo choàng Dalleyong. Du Khách có thể tìm thấy những mẫu mũ này ở các cửa hàng cho thuê trang phục.

 

Mũ Samo
Mũ Samo

 

5. Phân biệt Hanbok truyền thống và Hanbok cách tân ngày nay 

5.1 Hanbok truyền thống

Hanbok cho trẻ em: Bao gồm áo Cheonbuk, mặc bên ngoài áo Durumagi đi kèm với mũ đen. Thường được thiết kế dày dặn để giữ ấm. Những từ ngữ và biểu tượng liên quan đến trẻ em sẽ được thêu lên trên vải. Ban đầu, chỉ được dành cho con trai thuộc tầng lớp quý tộc. Sau này được dùng cho mọi tầng bao gồm các bé gái nhưng kiểu may lại khác nhau.

 

Hanbok trẻ em
Hanbok trẻ em

 

Hanbok cho nam giới: Hanbok nam giới có áo trên được thiết kế dài hơn nữ giới. Có thể kéo dài xuống tận eo hoặc thấp hơn. Giống Hanbok cho nữ Hanbok cho nam cũng có một dải băng thất ở trước ngực. Quần Baji, ban đầu có ống hẹp để thuận tiện cho việc cưỡi ngựa và săn bồn. Tuy nhiên, khi nghề nông phát triển thì ống quần trở nên rộng hơn để phù hợp cho việc đồng áng. Quần ống rộng cũng khiến cho người mộc thoải mái hơn khi ngồi trên sân thay vì quần ống hẹp.

 

Nhóm nhạc nam TOMORROW X TOGETHER trong bộ Hanbok
Nhóm nhạc nam TOMORROW X TOGETHER trong bộ Hanbok

 

Hanbok cho nữ giới: Chogori thường dùng cho nữ giới đã thay đổi rất nhiều cho đến nay. Kiểu dáng ban đầu của Chogori dài tới hông và được thắt lại ở phần co. Cuối triều Joseon (1392-1910) kiểu áo này chỉ đôi tới khuỷu tay với phần vạt áo trước phủ trước ngực. Dong chong là phần viền giúp làm nổi bật của người phụ nữ. Chima là váy có hình chữ nhật hoặc hình ống với phần đại xếp nếp. Nó được thắt ở phía trên ngực với dải băng dài. Kiểu váy này giúp che phủ kín cơ thể. 

 

Nhóm nhạc nữ Newjeans trong trang phục Hanbok
Nhóm nhạc nữ Newjeans diện Hanbok

 

5.2  Hanbok cách tân hiện nay

Hanbok cách tân là phiên bản hiện đại, sáng tạo dựa trên Hanbok truyền thống. Để đáp ứng sở thích của đa số khách hàng và phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hai kiểu cách tân phổ biến nhất là Gaeryang và Saenghwal. Cả hai loại này đều có sự phát triển về chất liệu và thay đổi về cấu tạo trang phục. Saenghwal thiên về tính tiện dụng cho việc mặc hàng ngày. Trong khi Gaeryang tập trung vào thời trang và sự cá tính của trang phục.

Về chất liệu, Hanbok hiện đại được may từ nhiều loại vải như satin, lụa, muslin,… Với màu sắc đa dạng, thể hiện phong cách và mục đích của người mặc.

Cấu tạo cũng có sự thay đổi, nhưng chủ yếu ở độ dài của áo Hanbok jeogori và chima. Jeogori được rút ngắn để che đậy vừa đủ ngực, trong khi cạp của chima được nâng trên ngực. Điều này tạo ra độ xòe và tôn vóc dáng của người mặc, đồng thời giảm sự vướng víu.

 

6.  HANBOK TRONG ĐỜI SỐNG HÀN QUỐC HIỆN NAY

Trước đây, người Hàn Quốc mua vải trước các ngày lễ lớn và may hanbok mới tại nhà. Ngày nay, hầu hết mọi người đều mua hanbok may sẵn hoặc đặt may tại một cửa hàng thiết kế. Hanbok mặc trong những dịp đặc biệt có nhiều tên khác nhau. Bao gồm seolbim (설빙) – mặc vào dịp Tết Nguyên đán Hàn Quốc. Danobim (E) 2) – mặc vào ngày Tết Đoan Ngọ (ngày 5 tháng 5 âm lịch). Và Chuseokbim (추석) – mặc vào ngày Tết Trung thu (15 tháng 8 âm lịch). Những sản phẩm may mặc này không chỉ là quần áo. Mà còn thể hiện những lời chúc nhiệt thành về sức khỏe và hạnh phúc. Cũng như sự bình yên và hạnh phúc trong gia đình.

Hiện nay Hanbok cách tân được rất nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc ưa chuộng. Đưa những nét đẹp truyền thống vào phim ảnh và âm nhạc cũng là một cách quảng bá hiệu quả. Điển hình là BLACKPINK đã diện Hanbok cách tân trong MV “How you like that”. BTS gây sốc với trang phục Hanbok cách tân và Durumagi trong MV “Idol”.

 

BLACKPINK mang trang phục Hanbok cách tân lên sân khấu

BTS biểu diễn ở lễ trao giải MMA với Hanbok cách tân bắt mắt

 

KẾT LUẬN

Hanbok không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là biểu tượng cho sự thanh lịch và tinh tế. Việc duy trì và phát triển giá trị truyền thống thông qua Hanbok. Không chỉ đem lại niềm tự hào mà còn thể hiện sự kết nối vững chắc giữa quá khứ và hiện tại. Hy vọng bài viết trên của TFOCUS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Hanbok – trang phục truyền thống của xứ sở kim chi nhé!

Contact Me on Zalo